-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Trong vô vàn loài rau mà tạo hóa ban tặng cho vùng sông nước Nam Bộ không thể bỏ qua cái tên Kèo Nèo. Tên của loài cây này nghe có vẻ là khá yếu ớt nhưng ẩn chứa bên trong là sức sống mãnh liệt. Kèo nèo không chỉ là thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng mà nó cung cấp cho con người những bài thuốc quý.
Rau Kèo Nèo còn được gọi với cái tên khác là rau Cù Nèo, nê thảo, tai tượng. Kèo Nèo là loại cây hoang dại, mọc ở vùng sông nước khu vực Đông Nam Á, tập trung đông nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Qua thời gian loài cây được coi là thứ rau dại đã trở thành nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của khu vực Tây Nam Bộ…
Rau Kèo Nèo
của Kèo Nèo tương tự như cây Lục Bình. Loài rau này sống chủ yếu ở bùn đất ẩm ướt chứ không trôi nổi trên mặt nước. Phần gốc Kèo Nèo bám sâu dưới lớp bùn đất, cành ngọn thì vươn lên khỏi mặt nước. Vào mùa nước lũ dâng cao, nước dâng lên tới đâu thì cành ngọt vươn lên đến đây. Mùa nước lên, hay khi lũ tràn về, dù cho nhiều loài cây khác trôi theo dòng nước, kèo nèo vẫn bám trụ lại, bình yên vươn cao xanh mơn mởn. Vì vậy Kèo Nèo nổi tiếng là loại cây có sức sống mãnh liệt.
Kèo Nèo rễ bám vào đất và mọc nổi trên mặt nước
Bạn có thể dễ dàng nhận dạng ra Kèo Nèo với lá thẳng và hướng lên trên, cuống lá có vỏ bọc và dài, hệ gân song song và có mặt cắt hình tam giác. Phiến lá có nhiều dạng từ dạng mác đến elip thuôn dài hoặc ovan rộng. Mỗi chiếc là dài từ 8 đến 18 cm. Đỉnh lá nhọn chót vót, phần đáy lá mỏng hơn, màu xanh sáng. Mỗi một chiếc lá có từ 4 đến 6 đôi gân chính và 1 rìa gần như song song và hội tụ theo hướng đỉnh. Bên cạnh đó có rất nhiều gân lá song song và vuông góc với gân chính giữa tạo thành hình mắt lưới mảnh.
Hoa có dạng tán, một hoa có từ 1 đến 4 cuống cụm hoa. Mỗi hoa có 3 cánh hình ovan rộng hoặc trong, có màu vàng. Thân Kèo Nèo dày và rễ ngắn. Kèo Nèo thích sống ở những vùng đầm lầy, nước cạn hoặc chỗ ứ đọng nước. Nếu bạn trồng nó ở trong chậu thì đất phải có nhiều mùn. Khi trưởng thành cây cao khoảng từ 45 đến 60 cm và độ sâu tối đa khoảng 15 cm.
Kèo Nèo dùng để làm gì? Kèo Nèo có ăn được không? Kèo Nèo có tác dụng gì đối với sức khỏe là câu hỏi mà nhiều người quan tâm. Sau đây chúng tôi lần lượt giải đáp các thắc mắc này.
Trước đây Kèo Nèo được hái về và bằm cho lợn ăn, tuy nhiên sau khi khám phá được vị ngon và công dụng của loại rau dại này mọi người đã chế biến nó thành món ăn dân dã trong các bữa cơm gia đình. Đơn giản mà ngon là món Kèo Nèo luộc chấm nước mắm chua cay, chắc hẳn bạn không thể nào cưỡng lại nổi vì bị hấp dẫn. Cọng Kèo Nèo thì giòn giòn cộng thêm hương vị đậm đà, cay cay, mằn mặn của nước mắm thật lạ miệng
Đặc biệt món lẩu mắm miền Tây không thể thiếu rau Kèo Nèo. Mặc dù lẩu mắm ăn kèm với nhiều loại rau như rau đắng, rau muống, cà tím, hoa súng…Nhưng nó sẽ trở nên lạc lẽo, mất vị ngon khi thiếu Kèo Nèo giòn, xanh mơn mởn. Không chỉ có lẩu mắm, món canh chua cũng phải có sự góp mặt của loài rau này, đặc biệt là canh chua cá bông lau với lá giang và kèo nèo.
Cầu kỳ hơn bạn có thể chế biến món Kèo Nèo muối chua. Cách làm tương tự như cải muối, dọc mùng muối. Kèo Nèo muối chua làm hương vị của nó thêm đậm đà và ngon hơn. Kèo nèo muối chua có vị chua chua mặn mặn, để lâu dùng trong nhiều ngày, Kèo Nèo muối chua thường được ăn kèm với các món chính như thịt kho, cá chiên… sẽ giúp bạn cảm thấy đỡ ngán.
Ngoài việc được dùng để chế biến các món ngon trong Đông Y Kèo Nèo còn là một vị thuốc hỗ trợ phòng và chữa được một số bệnh. Theo y học dân gian, Kèo Nèo vị nhẫn, có tính mát có công dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, tiêu viêm, nhuận tràng. Chính vì vậy Kèo Nèo có khả năng hỗ trợ điều trị một số bệnh như:
Rau Kèo Nèo thanh nhiệt, lợi tiểu
Có phải bạn đang tìm những sản phẩm dưới đây