Ớt Hiểm Đỏ

Trạng thái: Còn hàng
Liên hệ
Thế giới thực vật có hàng vạn điều mà chúng ta chưa biết tới. Mỗi một loài đều có họ hàng, phân chi. Nói về cây ớt, có rất nhiều cái tên chúng ta có thể kể, ví dụ như...

Thế giới thực vật có hàng vạn điều mà chúng ta chưa biết tới. Mỗi một loài đều có họ hàng, phân chi. Nói về cây ớt, có rất nhiều cái tên chúng ta có thể kể, ví dụ như ớt chuông, ớt chỉ thiên, ớt sừng trâu,… và đương nhiên không thể thiếu ớt hiểm. Bạn biết gì về loài ớt này? Bài viết này, hãy cùng chúng tôi khám phá về nguồn gốc, đặc điểm cũng như công dụng của ớt hiểm đỏ.

Đôi nét về ớt hiểm đỏ

Ớt hiểm còn được biết đến với tên gọi là ớt mắt chim hay ớt Thái. Đây là một giống ớt trong họ Cà, phân bố và sinh trưởng nhiều ở vùng Đông Nam Á. Ớt hiểm đỏ, xanh cũng được tìm thấy ở Ấn Độ. Đặc biệt, ở Kerala, loại ớt này còn được sử dụng như một gia vị không thể thiếu của nền ẩm thực nơi đây. Ớt hiểm cũng xuất hiện tại vùng nông thôn Sri Lanka.

ot-hiem-do-dac-diem

Ớt hiểm được sử dụng rất phổ biến

Là một loai cây họ ớt, chính vì vậy ớt hiểm đỏ cũng bắt nguồn từ Trung, Nam Mỹ và Mexico. Các loại ớt ở Đông Nam Á đều được du nhập về từ những thương nhân hoặc thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.

Ớt hiểm đỏ thuộc loại cây lâu năm, thân và trái đều nhỏ, mọc thành chùm ở đốt. Hoa của cây ớt hiểm có 2 màu phổ biến là trắng vàng hoặc trắng xanh. Chiều cao của cây khoảng 2 mét, lá xanh, phiến lá khoảng 3 – 4 cm.

Trái ớt hiểm có hình nón, chiều dài khoảng 2 – 3 cm, rộng 0.5cm. Màu quả ớt hiểm phổ biến nhất là màu đỏ, một số loại cho quả màu tím, đen và vàng. Trái ớt hiểm đỏ nói riêng và dòng ớt hiểm nói chung có vị cay rất đậm. Độ cay của loại ớt này dao động trong khoảng 100000 – 225.000 đơn vị Scoville.

Công dụng của trái ớt hiểm đỏ

Ớt hiểm đỏ có 3 công dụng chính: thứ nhất là nấu ăn, thứ 2 là trang trí và cuối cùng là công dụng về mặt sức khỏe.

Ớt hiểm đỏ và giá trị ẩm thực

Ớt hiểm đỏ được sử dụng rất phổ biến trong nền ẩm thực Đông Nam Á. Đối với ẩm thực Việt Nam, ớt hiểm đỏ thường được sử dụng để tăng hương vị cho các món canh, món xào, trộn, nộm, gỏi. Loại quả này cũng được dùng để pha nước mắm, nước tương hoặc ăn sống. Đặc biệt, ớt hiểm đỏ là nguyên liệu không thể thiếu trong các món kochchi samal – loại gỏi từ các loại ớt Thái, dừa nạo cùng muối và nước chanh.

Hơn nữa, ớt hiểm cũng là thành phần chính tạo nên những món ăn có độ cay “xì khói” nổi tiếng tại một số quốc gia. Nổi tiếng nhất là “Bicol express” của Philippines. Thêm vào đó, lá của ớt hiểm cũng được đưa vào danh sách các nguyên liệu chế biến món ăn của quốc gia này.

svg+xml;base64,PHN2ZyB4bWxucz0iaHR0cDovL3d3dy53My5vcmcvMjAwMC9zdmciIHdpZHRoPSI0ODAiIGhlaWdodD0iMzExIiB2aWV3Qm94PSIwIDAgNDgwIDMxMSI+PHJlY3Qgd2lkdGg9IjEwMCUiIGhlaWdodD0iMTAwJSIgZmlsbD0iI2NmZDRkYiIvPjwvc3ZnPg==

Có nhiều công dụng với sức khỏe

Ớt tiềm đỏ và công dụng chữa bệnh

Bạn có biết, ngoài giá trị ẩm thực, loại ớt này còn mang trong mình rất nhiều giá trị dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe?

Ớt hiểm đỏ tốt cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường

Năm 2011, các nhà nghiên cứu Úc đã chỉ ra rằng, thường xuyên ăn các loại ớt nói chung và ớt hiểm đỏ nói riêng có thể giúp kiểm soát nồng độ insulin trong máu. Điều này đồng nghĩa với việc, ớt hiểm đỏ là một thực phẩm rất tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Với những người thường xuyên ăn ớt giã, lượng đường trong máu của họ thấp hơn những người bình thường tới 60%.

Giảm các cơn đau, nhức

Nhắc đến ớt là nhắc đến đặc tính cay của loại quả này. Trong quả ớt hiểm đỏ có chứa chất capsaicin – một chất quyết định vị cay nóng của ớt. Với vị cay đặc trưng, ớt có khả năng làm giảm các cơn đau. Khi chúng ta ăn ớt, một số tế bào thần kinh sẽ được kích thích, từ đó giúp chúng ta giảm bớt cảm giác về cơn đau. Các nhà khoa học tại Anh cho biết, với những người bị viêm khớp, nếu bổ sung ớt hiểm đỏ vào chế độ ăn hàng ngày sẽ góp phần làm giảm cơn đau.

svg+xml;base64,PHN2ZyB4bWxucz0iaHR0cDovL3d3dy53My5vcmcvMjAwMC9zdmciIHdpZHRoPSI1MDAiIGhlaWdodD0iMzgyIiB2aWV3Qm94PSIwIDAgNTAwIDM4MiI+PHJlY3Qgd2lkdGg9IjEwMCUiIGhlaWdodD0iMTAwJSIgZmlsbD0iI2NmZDRkYiIvPjwvc3ZnPg==

Ớt hiểm đỏ giúp giảm cơn đau hiệu quả

Tăng sức đề kháng, chống cảm cúm

Ớt hiểm đỏ không chỉ giúp làm giảm cơn đau mà còn tốt cho hệ miễn dịch. Sở dĩ có tác dụng này là bởi vì khi ăn cay, cơ thể chúng ta sẽ nóng lên, đổ mồ hôi. Đây là một biểu hiện tốt, nó sẽ giúp cơ thể được làm sạch, chống lại bệnh cảm cúm. Bên cạnh đó, ớt hiểm đỏ còn có khả năng chống lại viêm nhiễm đường hô hấp, giảm tức ngực.

Giúp giảm béo

Theo các nghiên cứu, thành phần chủ yếu của trái ớt hiểm là capsain. Chất này đóng vai trò quyết định tới đặc tính cay nóng, tán hàn. Vị cay của loại quả này có khả năng sinh nhiệt, đốt cháy chất béo, calo, tạo cảm giác no lâu, tăng tỷ lệ trao đổi chất trong cơ thể, làm cho thận tiết dịch thể,… Thêm vào đó, vị cay của ớt hiểm đỏ giúp cơ thể phản ứng và tăng adrenalin cũng như hoạt động của cơ tim. Những sự biến đổi này sẽ tác động tới quá trình đốt cháy năng lượng, mô mỡ trong cơ thể và làm giảm cholesterol ở người béo phì.

svg+xml;base64,PHN2ZyB4bWxucz0iaHR0cDovL3d3dy53My5vcmcvMjAwMC9zdmciIHdpZHRoPSI2NDAiIGhlaWdodD0iNDgwIiB2aWV3Qm94PSIwIDAgNjQwIDQ4MCI+PHJlY3Qgd2lkdGg9IjEwMCUiIGhlaWdodD0iMTAwJSIgZmlsbD0iI2NmZDRkYiIvPjwvc3ZnPg==

Hỗ trợ giảm cân

Làm giảm tốc độ lão hóa

Ớt hiểm đỏ là một loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa. Những chất này rất cần thiết trong việc tổng hợp collagen, làm chậm quá trình lão hóa, giúp giảm nếp nhăn trên da.

Những người không nên ăn ớt hiểm đỏ

Ớt hiểm đỏ có nhiều tác dụng với sức khỏe, tuy nhiên một số đối tượng không nên dùng để tránh gây hại cho cơ thể.

– Những người bị bệnh viêm loét dạ dày: Vị cay, nóng của ớt hiểm đỏ có thể làm bỏng da. Khi ăn ớt cay sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương, đặc biệt là những người bị viêm loét, có tiền sử về bệnh dạ dày. Thêm vào đó, nếu như ăn quá cay thì men tiêu hóa sẽ bị tác động và có những ảnh hưởng không tốt, gây chứng khó tiêu và thậm chí là loét dạ dày.

– Những người bệnh trĩ: Sự cay, nóng trong ớt sẽ kích thích, tích nước trong tĩnh mạch khiến cho tình trạng bệnh thêm nặng, thậm chí còn có khả năng hình thành mủ trong hậu môn.

– Phụ nữ mang thai và cho con bú: Những chị em thích ăn ớt đến mấy thì khi mang thai cũng cần kiêng ớt. Theo các nhà khoa học, nếu ăn ớt hiểm đỏ khi mang thai có thể gây ra một số dị ứng cho trẻ sau này. Chưa hết, nó còn  khiến sữa mẹ nóng, con bú sẽ bị khó ngủ, hay quấy khóc.

– Người bị đau mắt đỏ: Nếu ăn ớt hiểm đỏ trong khi bị đau mắt đỏ sẽ khiến cơ thể nóng, bốc hỏa và khiến tình trạng bệnh diễn biến ngày một xấu đi.

Thêm vào đó, nếu ăn nhiều ớt hiểm có thể dẫn tới một số tác hại như ợ nóng, da dễ bị ứng, giảm vị giác,… Chính vì vậy, chúng ta chỉ nên ăn ớt hiểm đỏ với một lượng vừa phải để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

svg+xml;base64,PHN2ZyB4bWxucz0iaHR0cDovL3d3dy53My5vcmcvMjAwMC9zdmciIHdpZHRoPSI3NjgiIGhlaWdodD0iNDMyIiB2aWV3Qm94PSIwIDAgNzY4IDQzMiI+PHJlY3Qgd2lkdGg9IjEwMCUiIGhlaWdodD0iMTAwJSIgZmlsbD0iI2NmZDRkYiIvPjwvc3ZnPg==

Lưu ý khi sử dụng

Chia sẻ cách xử lý khi ớt dính lên cơ thể

Trong quá trình sử dụng, nếu để ớt dây vào da thì sẽ xuất hiện tình trạng bỏng rát rất khó chịu. Đặc biệt, nếu quen tay đưa lên mắt thì bạn sẽ vô cùng chật vật. Khi vị cay của ớt hiểm đỏ dính vào tay, chúng ta thường có thói quen rửa lại với nước lạnh. Tuy nhiên, việc này không thể loại bỏ hết chất cay dính trên da. Lý do bởi chất capsaicin không thể hòa tan trong nước. Nếu như chẳng may làm vị cay của ớt dính lên người thì bạn hãy thực hiện theo những bước sau đây:

– Dầu ăn: Sử dụng dầu ăn để đánh bay vị cay. Dầu ăn có khả năng hòa tan vị cay của ớt hiểm, sau khi bôi dầu vào khu vực bị bỏng, nóng do dính ớt bạn chỉ cần rửa sạch lại với nước như bình thường.

– Dầu rửa chén: Ngoài dầu ăn thì bạn có thể dùng dầu rửa bát để khử cái cay của ớt hiểm đỏ.

–  Rượu: Dầu ớt cùng chất capsaicin có thể bị hoà tan trong chất cồn. Vì vậy, khi bị dính ớt vào da, bạn hãy dùng rượu để khử, nó sẽ hiệu quả hơn nước rất nhiều đấy.

– Sẽ chua hoặc sữa: Là một cách chữa cay ớt hiểm đỏ rất hiệu quả mà nhiều người đã áp dụng và thành công.

– Bột baking soda: Hòa loại bột này cùng nước cho tới khi thu được hỗn hợp đặc sệt, sau đó thoa hỗn hợp này lên vùng da bị cay nóng, để hỗn hợp khô rồi rửa lại với nước sạch.

svg+xml;base64,PHN2ZyB4bWxucz0iaHR0cDovL3d3dy53My5vcmcvMjAwMC9zdmciIHdpZHRoPSI2NDAiIGhlaWdodD0iNDgwIiB2aWV3Qm94PSIwIDAgNjQwIDQ4MCI+PHJlY3Qgd2lkdGg9IjEwMCUiIGhlaWdodD0iMTAwJSIgZmlsbD0iI2NmZDRkYiIvPjwvc3ZnPg==

Xử lý khi bị dính cay

Nếu chất cay của ớt hiểm đỏ dính lên mắt, bạn hãy chớp rửa mắt trong một chậu nước sạch. Ngoài ra có thể dùng bã chè tươi đắp lên vùng da ảnh hưởng để giảm bớt sự khó chịu. Phòng hơn chống, chính vì vậy, khi làm ớt hiểm đỏ bạn cần hết sức cẩn thận, có thể mang bao tay khi chế biến hoặc cho ớt vào ngăn đá trước khi cắt.