Húng cây là một loại rau gia vị được sử dụng khá nhiều trong thực đơn bữa ăn của người Việt Nam. Những món ăn thường hay sử dụng loại rau này như: bò kho, phở, cà ri … giúp cho món ăn thêm phần ngon miệng. Những thông tin về rau húng cây cùng những lợi ích mà nó đem đến sẽ được chúng tôi chia sẻ đến bạn đọc qua bài viết sau đây.
Rau húng cây hay thường được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như: húng thơm, húng bạc hà, húng đứng và thuộc họ rau thơm. Trước khi đến với những công dụng và lưu ý khi sử dụng loại rau húng bạc hà này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin sơ lược về loài rau gia vị này nhé.
Rau húng cây thường sử dụng chính làm rau gia vị ăn kèm trong các bữa ăn
Rau húng cây (húng đứng) được trồng và sử dụng ở hầu hết các tỉnh tại nước ta. Nó còn được coi là một trong những đặc sản tại vùng đất thuộc làng Láng – Đống Đa – Hà Nội.
Trước kia rau húng cây được trồng nhiều tại các nước châu Á và Đông Bắc Âu và được sử dụng chủ yếu làm rau gia vị và kết hợp chế biến thành một số bài thuốc chữa bệnh hữu ích đối với sức khỏe con người.
Rau húng cây được trồng và sử dụng khá phổ biến tại Việt Nam
Đây là một loại cây thân thảo và có sức phát triển rất nhanh. Cây thường có chiều cao trung bình từ 40 đến 50cm và mục thành từng đám, bụi nhỏ. Thông thường khi sử dụng, người dùng thường ngắt khi cây đạt chiều cao từ 15 đến 20cm và có thời gian thu hoạch quanh năm.
Thân cây húng đứng có dạng tròn, nhỏ, không có lông bao quanh và màu tím đậm. Trên thân mọc rễ phụ nhiều nên nếu người dùng muốn nhân giống sẽ khá tiện lợn và dễ dàng.
Đặc điểm hình thái của húng cây khá dễ nhận biết
Lá cây có hình dạng bầu, nhọn ở đầu và có mùi thơm đặc trưng, dịu nhẹ hơn so với cây rau húng quế. Lá cây mọc dạng đối xứng, màu xanh thẫm , có gân màu tím, viền lá hình răng cưa, trên gân xuất hiện lông con bao phủ khá dễ nhận dạng.
Hoa cây rau húng cây thường mọc ở nách lá và có màu tím nhạt. Tuy nhiên, loại cây này không có hạt.
Rau húng cây được đánh giá khá dễ trồng và chăm sóc, phù hợp với điều kiện khí hậu thời tiết tại nước ta. Khi muốn trồng hay nhân giống bạn chỉ cần ngắt một nhánh cây có rễ và giấm xuống khu đất ẩm hay dùng phương pháp chiết cây là được.
Loại rau này không thích hợp với ánh nắng mặt trời chiếu mạnh
Trong quá trình trồng người dùng cũng chỉ cần tưới nước đều đặn và không phải bón phân cho cây. Ngoài ra, loại cây này cũng ưa bóng râm nên khi trồng bạn nên hạn chế khu đất thường xuyên có ánh nắng mặt trời chiếu gắt vào sẽ khiến cây sinh trưởng chậm, thậm chí héo và chết.
Húng cây ngoài được sử dụng kết hợp làm rau gia vị thì chúng còn được dùng như một loại thuốc chữa bệnh hiệu quả cho con người. Những công dụng mà rau húng quế đem lại có thể kể đến như:
Trong rau húng cây có chứa hàm lượng các dưỡng chất như vitamin B, Canxi, Kali khá cao, điều này sẽ giúp cho cơ thể được bổ sung tăng cường hệ thống miễn dịch rất tốt. Khi bị cảm cúm, nhức đầu hay sổ mũi bạn có thể thực hiện theo bài thuốc như sau:
+ Nguyên liệu: Húng thơm 6gr; hành hoa 6gr; kinh giới 6gr; bạch chỉ 4gr.
+ Tiến hành đem hỗn hợp nguyên liệu trên và rửa sạch rồi hãm cùng nước sôi khoảng 20 phút. Sử dụng khi nước hãm còn ấm sẽ thấy hiệu quả mà bài thuốc này đem lại.
Những bài thuốc từ rau húng cây thường đem đến hiệu quả khá cao
Những người đang gặp phải triệu chứng đầy hơi, khó tiêu hay bệnh về đường tiêu hóa có thể sử dụng rau húng cây để hỗ trợ điều trị. Nguyên do trong loại rau này có chứa thành phần giúp cho dịch ở túi mật tăng tiết nhiều hơn nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa, duy trì hàm lượng cholesterol trong cơ thể.
Những triệu chứng về bệnh đường tiêu hóa sẽ được giảm bớt
Một số trường hợp người hay say tàu xe cũng có thể sử dụng nước hãm rau húng cây để tẩm vào khăn rồi ngửi sẽ giúp thần kinh được thư giãn và chống buồn nôn.
Khi bạn gặp phải trường hợp bị dị ứng hay những vết thương do côn trùng cắn có thể sử dụng lá húng cây đem rửa sạch, giã nát rồi đắp nên vùng da tổn thương này. Bài thuốc đơn giản này sẽ giúp làm giảm cảm giác ngứa và phục hồi vùng da bị dị ứng nhanh chóng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng mùi hương từ rau húng đứng này để có thể xua đuổi côn trùng hiệu quả. Cách làm như sau: cho vài giọt nước sắc từ lá húng cây vào máy phun sương rồi xịt quanh nhà sẽ giúp khử mùi hôi và xua đuổi côn trùng rất tốt.
Đây là một trong những chứng bệnh mà chúng ta khá hay gặp, hơi thở từ miệng tạo ra mùi hôi làm bạn khó chịu và tự ti trong khi giao tiếp. Người dùng có thể sử dụng rau húng cây và nhai trực tiếp hay hãm cùng nước sôi rồi uống. Liệu trình sử dụng sau mỗi bữa ăn hay khi nào thấy miệng có mùi hôi khó chịu.
Sử dụng rau húng đứng để chữa bệnh hôi miệng khá đơn giản và hiệu quả
Những trường hợp bị hen suyễn hay viêm xoang có thể lấy vài giọt tinh dầu chiết xuất từ lá húng cây có thể giúp hỗ trợ khắc phục vấn đề này.
Trong rau húng cây có chứa thành phần acid rosmarinic là một hợp chất giúp chống viêm xoang mũi và chống tình trạng nhiễm trùng khá hiệu quả. Hãy dùng nước tinh dầu này để xông trực tiếp vào mũi và duy trì trong khoảng 3-5 ngày nhé.
Việc sử dụng lá cây húng thơm để làm đẹp đã được nhiều người, đặc biệt là các chị em phụ nữ tin dùng. Khi lấy lá húng cây rửa sạch, đem giã nát rồi đắp lên các vùng da bị mụn và sẹo mụn, vết thâm có thể giúp cho làn da của bạn thêm sáng bóng và mềm mịn hơn.
Bạn cũng có thể sử dụng húng đứng để làm đẹp, trị mụn
Thành phần dưỡng chất trong loại lá cây này cũng sẽ giúp cho cơ thể của bạn hấp thu nhanh chóng các chất dinh dưỡng, tăng cường trao đổi chất, kích thích hệ tiêu hóa để người dùng có thể giảm cân nhanh chóng. Nếu bạn đang có nhu cầu giảm cân có thể sử dụng rau húng cây vào thực đơn của mình.
Một số thành phần có trong húng cây có khả năng giúp cho tinh thần của bạn thêm thư giãn và giảm stress. Người dùng cũng có thể uống nước hãm với húng cây để cải thiện giấc ngủ sâu hơn sau mỗi ngày làm việc căng thẳng.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc sử dụng húng đứng thường xuyên trong thực đơn hàng ngày sẽ giúp cho cơ thể có khả năng chống lại quá trình oxy hóa, bảo vệ tốt cho gan. Chính vì thế, những người đang mắc các chứng bệnh về gan có thể sử dụng rau này rất bổ ích.
Có phải bạn đang tìm những sản phẩm dưới đây