-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Sâm nấu nước mát nấu như thế nào? chuẩn bị nguyên liệu ra sao là câu hỏi mà nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Nước sâm một trong những loại thức uống có tác dụng thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Tuy nhiên nhiều chị em không tin tưởng chất lượng của những chai nước sâm nấu sẵn bán ngoài thị trường. Do đó họ chọn cách tự nấu nhưng nhiều chị em vẫn chưa rõ cách nấu sâm sao cho ngon, ngọt, mát. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ gỡ rối cùng chị em bằng cách giới thiệu các công thức nấu sâm cực ngon và chuẩn.
Tìm hiểu các công thức chế biến sâm nấu nước mát trong dân gian và văn hóa ẩm thực Việt Nam, chúng tôi thấy có 5 công thức chính. Đó là
Phân tích 5 công thức cơ bản ở trên, ta thấy có 4 vị được dùng nhiều nhất là mía lau, rễ tranh, râu bắp, lá thuốc dòi.
Mía lau: cây thuộc họ lúa còn có tên gọi là Saccharum sinensis Roxb. Trong Đông Y nó được gọi là cam giá. Mía lau có vị ngọt, tính bình. Loại cây này có tác dụng thanh nhiệt trừ nóng, bổ phổi, thông tiểu tiện, giải ban, nhuận huyết, nhuận phế, giải được sức nóng của thuốc.
Cây mía lau
Rễ tranh: Loại này cũng thuộc họ lúa, khoa học gọi nó là Rhizoma Imperatae Cyclindrcae hay còn được gọi là rễ tranh. Đông y gọi là bạch mao căn. Rễ tranh vị ngọt và có tính hàn. Rễ tranh giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, trị bứt rứt, thông tiểu, cầm máu, làm mát máu, hỗ trợ điều trị chứng tiểu gắt, tiểu ra máu, chảy máu cam, ho suyễn do phế nhiệt.
Rễ tranh
Râu bắp (râu ngô): Khoa học gọi nó với cái tên là Stigmata Maydis. Loại này cũng có vị ngọt tính bình. Râu bắp có công dụng bình tâm can, lợi niệu tiêu thũng, lợi đàm. Râu ngô kích thích thông tiểu chống tiểu gắt tăng sự bài tiết của mật, làm nước mật lỏng ra, từ đó là cho lượng protrombin trong máu tăng.
Râu bắp
Thuốc dòi (bọ mắm): loại cây thuộc họ gai có tên gọi là Pouzolzia zeylanica Benn, vị ngọt nhạt, tính hàn. Cây có tác dụng trì thũng, bài nùng, thanh nhiệt, giải độc. Ngoài ra nó còn hỗ trợ điều trị mụn nhọt lở loét, vú sưng, viêm ruột, kiết lỵ, răng đau, nhiễm trùng đường tiêu. Dân gian thường cho vào các hũ mắm để diệt khuẩn (vì vậy còn gọi là bọ mắm, sát trùng thảo).
Thuốc dòi
Mía lau trong thành phần có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Rễ tranh và râu bắp có tính lợi tiểu, kết hợp với mía lau giải nhiệt cơ thể, đồng thời giải phóng sức nóng nội tại của cơ thể qua đường tiểu. Thuốc dòi, vừa thanh nhiệt ở phế, vừa có tác dụng sát trùng.
Như vậy các thành phần có trong công thức chế biến sâm nấu nước mát đều có những vị thuốc thanh nhiệt, hạ hỏa, giúp cơ thể không bị nóng, nhiệt. Khi nấu bạn có thể cho thêm một ít rong biển để bổ sung muối, natri, chất khoáng thiên nhiên bị mất qua đường mồ hôi. Nước sâm xứng đáng là thức uống “quý” cho cơ thể vào những ngày nắng nóng, vừa làm mát vừa cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Sâm lạnh không được nấu theo một công thức chúng, tùy nơi họ sẽ thêm hoặc bớt một vài nguyên liệu. Khi chế biến sâm nấu nước mát, vấn đề vệ sinh cần được đặt lên hàng đầu.
Khoa học đã chứng minh vào mùa nóng cơ thể dễ bị mất nước. Do vậy vào những ngày hè nóng nực, cơ thể cần bổ sung một lượng nước rất lớn. Nước sâm là thức uống giúp giải nhiệt, hạ hỏa cho cơ thể vào mùa nóng tức thì. Nước sâm được nấu từ những cây cỏ mang tính thức ăn – vị thuốc nên hoàn toàn không độc hại.
Khoa học hiện đại cũng chứng minh các cây cỏ này đều có công dụng giải nhiệt, kháng khuẩn, trừ viêm. Theo y dược học cổ truyền các thành phần dùng để chế biến sâm nấu nước mát đều có công dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết chỉ khát, đa phần được sử dụng để phòng ngừa và giải trừ tình trạng “tích nhiệt” trong cơ thể.
Việc dùng thảo dược thiên nhiên làm thức uống là một thói quen tốt và đánh khuyến khích vì nó rất có lợi cho sức khỏe, không chứa hóa chất độc hại, rẻ tiền và dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ vào cơ thể. Tuy nhiên khi sử dụng người dùng cần lưu ý:
– Mặc dù sâm nấu nước mát rất tốt cho cơ thể nhưng bạn không nên lạm dụng, đặc biệt đối với trẻ em, người già và những người tỳ vị hư yếu nếu uống nhiều sẽ bị lạnh bụng và tiêu chảy. Đặc biệt, cam thảo có vị ngọt dùng để điều hòa giúp dễ uống, nếu dùng nhiều phản tác dụng, do đó mỗi ấm chỉ cho vào vài lát cam thảo.
– Không nên mua các loại nguyên liệu cũ, bị mốc, hoặc để quá lâu các hoạt chất mất dần đi, không còn tác dụng, nên mua đồ tươi về nấu nước uống hoặc phơi sấy khô, bảo quản trong điều kiện tốt nhất để dùng dần.
– Hạn chế dùng nước sâm sau khi ăn các loại thức ăn lạnh, hải sản, để tránh gây rối loạn tiêu hóa.
– Vào buổi tối không nên uống quá nhiều nước sâm má.
Chuẩn bị nguyên liệu
Nước lọc: Lượng nước cần dùng vừa phải không quá nhiều cũng không quá ít. Bạn có thể áp dụng công thức tính tỉ lệ nước lọc cần dùng cho nước sâm là: n + 3/2.
Trong công thức này, n số lít nước sâm sau khi thành phẩm và n + 3/2 là số lít nước lọc bạn cần chuẩn bị. Phần 3/2 là số lít nước trừ hao khi nấu sôi bốc hơi.
Mía lau tươi dùng nấu nước: tương tự như nước lọc, bạn hãy chuẩn bị lượng mía lau tương ứng với số lít nước sâm bạn nấu ra. Bình thường để nấu 1 lít nước sâm bạn cần chuẩn bị 1 khúc mía lau. Khi nấu bạn không nên cắt mía quá nhỏ chỉ cần chặt làm 3 khúc bỏ vào nồi
Rễ tranh: Bạn chuẩn bị khoảng 1 bó rễ tranh nhỏ. Rễ tranh có tính mát, thanh nhiệt, giải độc là nguyên liệu không thể thiếu khi chế biến sâm nấu nước mát.
Sơ chế nguyên liệu
Lá dứa: Lá dứa hay còn gọi là lá thơm nó giúp cho nước có màu xanh đẹp mắt và thơm hơn. Với nồi sâm tầm 1 lít bạn cần 1 bó lá dứa nhỏ tầm 150 đến 200 gr. Lưu ý đừng cho quá nhiều lá dứa nồi nước sâm sẽ có mùi quá nồng.
Râu ngô tươi: Râu ngô bạn lựa chọn râu của ngô nếp hoặc ngô Mỹ tùy tình hình thực tế. Tuy nhiên để nấu được nước sâm ngon, ngọt chúng tôi khuyên bạn nên chọn loại râu ngô nếp. Để cho ra thành phẩm 1 lít nước sâm bạn cần 60 đến 70gr râu ngô.
Đường phèn: Trong món sâm nấu nước mát thì đường phèn là nguyên liệu không thể thiếu. Đường phèn giúp chúng ta tạo độ ngọt thanh cho nước, giúp vị của nước sâm tự nhiên hơn. Trung bình để tạo độ ngọt cho 1 lít nước sâm bạn cần khoảng 50gr đường phèn.
Một số nguyên liệu khác: Ngoài những thành phần kể trên, bạn có thể thêm một trong các thành phần sau: bông ngò, nhãn nhục, rong biển, hoa cúc….
Cách chế biến sâm nấu nước mát
Bước 1: Làm sạch nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên
Rễ tranh, râu ngô rửa sạch để ráo nước trong rổ. Lá dứa rửa sạch từng lá một để ráo nước. Sau đó bạn bó lại hoặc cắt lá thành từng khúc cỡ 5cm để riêng chuẩn bị chế biến. Mía lau sau khi rửa sạch để ráo nước thì chẻ dọc thành những miếng nhỏ.
Bước 2: Nấu nước sâm (chế biến)
Cho tất cả các nguyên liệu đã làm sạch ở trên vào một chiếc nồi cùng nước lọc. Bạn vặn lửa lớn cho nước sôi sau đó nhỏ lửa lại hầm trong 2 đến 3 giờ cho tới khi phần mía lau trong lại thì tắt bếp.
Bạn lọc bỏ phần xác chỉ giữ lại phần nước cho thêm đường phèn vào và nêm nếm cho vừa uống. Bạn tiếp tục đun sôi trong vòng 5 phút rồi tắt bếp.
Bước 3: Cách dùng nước sâm
Nước sâm thành phẩm phải trong, có màu vàng nâu hơi xanh và ngọt vừa. Sâm nấu nước mát phải tỏa ra mùi thơm của tất cả các nguyên liệu, đặc biệt là phải có hương thơm từ lá dứa. Nước sâm hoàn thành bạn cho vào các chai nhỏ bỏ vào tủ lạnh ở ngăn mát để uống dần.
Nước sâm sau khi nấu xong