ĐẬU ĐỎ

Trạng thái: Còn hàng
Liên hệ
Đậu đỏ có tác dụng gì? Đậu đỏ uống có tác dụng gì? Nên ăn đậu đỏ nguyên hạt hay uống bột đậu đậu đỏ thì tốt hơn? Đậu đỏ làm được món gì?...Là những băn khoăn phổ biến về một...

Đậu đỏ có tác dụng gì?

Đậu đỏ uống có tác dụng gì? Nên ăn đậu đỏ nguyên hạt hay uống bột đậu đậu đỏ thì tốt hơn? Đậu đỏ làm được món gì?...Là những băn khoăn phổ biến về một trong những loại đậu giàu dinh dưỡng này.

1. Giá trị dinh dưỡng của đậu đỏ

Khi nhắc đến họ nhà đậu với phần lớn là các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, chắc hẳn không thể bỏ qua đậu đỏ. Một chén đậu đỏ khoảng 200gr nấu chín có chứa các chất dinh dưỡng sau:

  • Calo: 294;
  • Carbohydrate: 57g;
  • Protein: 17,3g;
  • Chất béo: 0,2g;
  • Chất xơ: 16,8g;
  • Mangan: 1,3mg (66% DV);
  • Phốt pho: 386mg (39% DV);
  • Kali: 1,224mg (35% DV);
  • Đồng: 0,2mg (34% DV);
  • Magiê: 120mg (30% DV);
  • Kẽm: 4,1mg (27% DV);
  • Sắt: 4,6mg (26% DV);
  • Thiamin: 3mg (18% DV);
  • Vitamin B6: 0,2mg (11% DV);
  • Riboflavin: 0,1mg (9% DV);
  • Niacin: 1,6mg (8% DV);
  • Canxi: 64,4mg (6% DV).

*DV là hàm lượng dinh dưỡng khuyến nghị mà cơ thể bạn cần phải hấp thụ mỗi ngày.

Cả Y Học Hiện Đại hay Đông Y đều công nhận đậu đỏ là nguồn thực phẩm có hàm lượng dưỡng chất cao, tính bình, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Đậu đỏ có tác dụng gì là thắc mắc của nhiều người

Đậu đỏ có tác dụng gì là thắc mắc của nhiều người

2. Đậu đỏ có tác dụng gì

Khi nhắc đến đậu đỏ, một số lợi ích khó có thể bỏ qua như:

Hỗ trợ kiểm soát tiểu đường, huyết áp, các bệnh về tim mạch

Các nghiên cứu trên động vật còn cho thấy protein chứa trong đậu đỏ có khả năng ức chế các α-glucosidas trong đường ruột. α-glucosidas là một loại enzyme có nhiệm vụ phá vỡ các carbohydrate phức hợp như tinh bột và glycogen. Tác dụng này khiến cho đậu đỏ trở thành một sự lựa chọn tuyệt vời để bổ sung vào chế độ điều trị, kiểm soát cũng như ngăn ngừa bệnh đái tháo đường.

Bên cạnh đó, ăn đậu đỏ thường xuyên cũng góp phần giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh nhờ vào thành phần chất xơ, folate, kali, magiê và vitamin B. Chất xơ trong đậu đỏ sẽ giúp điều chỉnh hàm lượng cholesterol trong cơ thể ở mức thích hợp. Ngoài ra, kali trong đậu đỏ còn giúp mạch máu giãn nở, từ đó tăng cường lưu thông máu – giúp mức huyết áp và áp lực tác động lên thành tim giảm bớt.

Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch

Hàm lượng cao các chất chống oxy hóa trong đậu đỏ có tác dụng chống lại bệnh tật và tăng cường sức khỏe. Các nhà nghiên cứu đã xác định được tối thiểu 29 hợp chất chống oxy hóa khác nhau chứa trong đậu đỏ bao gồm các bioflavonoid có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm nhiễm vô cùng hiệu quả.

Tăng cường cơ bắp, hỗ trợ giảm cân

Chỉ với một chén đậu đỏ đã chứa tới 17,3g protein - chất dinh dưỡng quan trong hỗ trợ cơ thể xây dựng cơ bắp săn chắc. Việc kết hợp một chế độ tập luyện thường xuyên cùng hấp thu đủ hàm lượng chất xơ và protein tốt cho sức khỏe chính không những là một cách tuyệt vời để cơ thể trở nên săn chắc và khỏe mạnh hơn mà còn giúp bạn giữ dáng, giảm mỡ thừa.

Cải thiện sức sống làn da

Những công thức mặt kết hợp bột đậu đỏ với các sản phẩm thiên nhiên khác như sữa tươi, sữa chua, mật ong hoặc dầu dừa vừa lành tính mà còn có hiệu quả tăng độ mịn, sáng đến bất ngờ sau mỗi lần dùng.

Để tăng khả năng hấp thu dưỡng chất, trước khi đắp mặt nạ bột đậu đỏ với một trong những loại hỗn hợp trên, da mặt cần được làm sạch cẩn thận.

Sáng da

Ăn đậu đỏ giúp làn da tươi sáng hơn

3. Một số bài thuốc, món ăn từ đậu đỏ

Trị viêm thận cấp tính: đậu đỏ 60g, cá chép 1 con, bí đao 500g, hành hoa. Chế biến thành món canh cá chép đậu đỏ rồi ăn cả nước lẫn cái. Ăn nóng, ngày ăn 1 lần, ăn liên tục 5-7 ngày.

Trị phù thũng, tiểu tiện không thông: đậu đỏ 30g, hạt bo bo 30g, gạo tẻ 50g. Đậu đỏ ngâm mềm nấu trước, rồi cho gạo tẻ, hạt bo bo vào nấu nhừ, thêm đường. Ăn trong ngày.

Thuốc thanh nhiệt, lợi thủy, tĩnh tâm, an thần: đậu đỏ 30g, đảng sâm 8g, đương quy 8g, tim lợn 1 quả, nấm hương vừa đủ. Tất cả hầm mềm, ăn cái, uống nước.

Trị viêm tiểu cầu thận: đậu đỏ 90g, râu ngô 60g, táo đỏ 10g, thêm đường vừa đủ. Nấu nước uống trong ngày (thời gian điều trị từ 1 - 3 tháng).

Trị tiểu đường, mẩn ngứa, mụn nhọt: đậu đỏ 50g, bí đao 1kg. Đậu đỏ nấu trước với nước cho mềm, bí đao cho vào sau. Ăn cái, uống nước.

Bổ khí huyết, kiện tỳ ích vị, tăng cường sức khỏe: đậu đỏ 30g, chim cút 2 con, gừng tươi 3 lát. Hầm mềm, nêm gia vị, ăn nóng.

Một số món ăn dễ nấu lại bổ dưỡng từ đậu đỏ như:

  • Chè đậu đỏ có vị ngọt thanh từ đường phèn, vị béo của nước cốt dừa hòa lẫn với vị bùi ngọt của đậu đỏ. Bạn có thể thưởng thức chè đậu đỏ ở dạng nóng hoặc lạnh (kèm theo vài viên đá) đều được. Đây là món chè giúp bạn giải nhiệt rất tốt vào những ngày trời nắng nóng.
  • Cháo đậu đỏ với nguyên liệu khác như cốt dừa, thịt bằm hoặc tôm tươi. Cháo không quá đặc và cũng không quá lỏng, vị ngọt bùi từ hạt đậu đỏ kèm với chút vị ngọt dai của tôm tươi hoặc thịt bằm, rất dễ ăn.
  • Bánh bao nhân đậu đỏ trở thành món ăn sáng lý tưởng và tiện lợi dành cho các chị em công sở cũng như trẻ đi học. Vỏ bánh bao trắng tinh, mềm cùng với lớp nhân đậu đỏ mềm dẻo, vị ngọt bùi, rất dễ ăn